Chuyên gia bày cách ăn dưa hấu mà không tăng đường huyết

Dưa hấu là một thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết rất cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là loại hoa quả người tiểu đường không nên bỏ qua trong mùa hè này. Bởi nếu ăn dưa hấu đúng cách, người bệnh sẽ không còn nỗi lo tăng đường huyết.
Vì sao chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiểu đường nên ăn dưa hấu?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vy – nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện 198: “Dưa hấu rất giàu viatmin A và beta carotene, magiê, giúp cho đôi mắt và hệ xương của người tiểu đường khỏe hơn. Đồng thời, nó rất giàu Lycopene – một trong những loại chất có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, nhiều người tiểu đường không dám ăn dưa hấu trong mùa hè, vì dưa hấu ngọt. Quan niệm này là toàn hoàn sai lầm”.

Lý giải về điều này, chuyên gia Tường Vy cho biết: “Dưa hấu là một loại hoa quả có chỉ số đường huyết của thực phẩm cao (GI = 72). Điều này thể hiện mức độ làm tăng lượng đường trong máu của dưa hấu rất nhanh. Tuy nhiên, chỉ số này lại không phản ánh được lượng đường thực sự mà cơ thể sẽ hấp thu.

Do đó, khi lựa chọn thực phẩm, chúng ta không chỉ cần quan tâm đến việc thức ăn đó sẽ làm cho lượng đường đi vào trong mạch máu nhanh như thế nào, mà còn cần chú trọng đến tổng lượng đường mà nó sẽ cung cấp. Tuy có chỉ số GI cao, nhưng tổng lượng đường trong 100g dưa hấu lại thấp (2,3 gram). Do đó, người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn từ 200 – 300gram (2-3 lạng) dưa hấu trong một ngày mà không lo đường huyết tăng cao.

Mặt khác, các khoáng chất kali, magiê có trong dưa hấu giúp insulin trong cơ thể hoạt đông đúng chức năng, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Chất arginine có trong dưa hấu cũng được chứng minh giúp cải thiện độ “nhạy cảm” của insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Cách ăn dưa hấu như thế nào để không tăng đường huyết

– Ăn nguyên miếng: Theo các chuyên gia y tế, người bị tiểu đường chỉ nên ăn dưa hấu nguyên miếng, và tuyệt đối không nên sử dụng nước ép dưa hấu. Nguyên nhân chính là do lượng đường trong hoa quả sẽ tăng lên nếu chúng ta sử dụng nước ép hoa quả. Bởi chất xơ trong trái cây là thành phần then chốt có khả năng làm cản trở, làm chậm lại, làm giảm hấp thu đường vào ruột.

– Số lượng: nên sử dụng từ 200-300gram dưa hấu mỗi ngày (tương đương với 3 miếng dưa hấu).

– Thời gian ăn: Không nên ăn ngay sau khi kết thúc bữa ăn vì như vậy sẽ làm đường huyết tăng cao. Lượng thức ăn trong cơ thể sẽ được tiêu thụ hết sau 3 tiếng và có thể khiến người tiểu đường bị hạ đường huyết nếu không cung cấp thêm thức ăn. Do đó, thời gian lý tưởng nhất để ăn dưa hấu nói riêng và hoa quả nói chung đối với người bệnh tiểu đường là sau bữa ăn 2 tiếng. Có thể là giữa buổi sáng khoảng 9 -11 giờ sáng hoặc giữa buổi chiều, khoảng 3-5 giờ chiều.

– Bên cạnh đó, không nên ăn dưa hấu quá 3 lần/ngày và khoảng cách giữa những lần ăn tối thiểu là 6 tiếng.

Người tiểu đường ổn định đường huyết bằng cách nào?

Bên cạnh dưa hấu, người tiểu đường nên tập thể dục thường xuyên 30 phút mỗi ngày (như đi bộ, cầu lông, bóng bàn…) và xây dựng cho mình 1 chế độ ăn hợp lý, đa dạng giữa các nhóm chất: đạm 15%-20%, đường bột 50%-55%, chất béo < 25%, vitamin và chất xơ. Một ngày nên ăn 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ.

Song song với đó, người tiểu đường cũng cần dùng thuốc đều đặn đúng liều, đủ liều và liên tục. Nên sử dụng thêm sản phẩm được chiết xuất từ Dây thìa canh chuẩn hóa như Diabetna. Nghiên cứu lâm sàng tại Viện Rối loạn chuyển hóa Đại học Y Hà Nội và nghiên cứu về dược lý học tại Đại học Dược Hà Nội đã khẳng định: Diabetna giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ HbA1c, giảm mỡ máu xấu và nhờ đó, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Đặc biệt: sản phẩm không gây hại lên gan, thận, không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài, và rất an toàn cho người sử dụng.


Bình luận Facebook